vinhomes-grand-park-slide

Dịch vụ đổi bằng lái xe huyện Thanh Oai

 Việc đổi bằng lái xe bị hết thời hạn, bị mất hay đổi mới luôn khiến rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết liên quan đến việc đổi giấy phép lái xe cũng như làm thế nào để thực hiện thủ tục này một cách nhanh chóng và hiệu quả. Mời bạn tham khảo bài viết dịch vụ đổi giấy phép lái xe tại Huyện Thanh Oai.


mau giay phep lai xe moi
1. Giấy phép lái xe là gì?

Giấy phép lái xe hay còn gọi là bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Quy định về giấy phép lái xe ở các quốc gia tuy có khác nhau tùy vào đặc thù của mỗi nước nhưng nhìn chung để nhận được GPLX, người xin cấp giấy phép lái xe cần trải qua nhiều thủ tục pháp lý như nộp đơn xin cấp, phải trải qua một bài kiểm tra lái xe hoặc những kỳ thi sát hạch về lái xe nghiêm ngặt (tùy yêu cầu của từng loại phương tiện) và các thủ tục khác. Sau khi được cấp GPLX, người đó mới có quyền (về mặt pháp lý) để tham gia giao thông bằng phương tiện xe.

Giấy phép lái xe thông thường được cấp căn cứ vào độ tuổi nhất định. Khi một người vi phạm Luật giao thông, cảnh sát giao thông có thể yêu cầu xuất trình giấy phép lái xe để kiểm tra. Một số quy định pháp luật ở các nước có hình thức xử phạt tịch thu giấy phép lái xe hoặc tước GPLX có thời hạn hay không có thời hạn (giam bằng lái).

2. Các trường hợp cần đổi giấy phép lái xe tại Huyện Thanh Oai

Thông thường các đối tượng có nhu cầu sẽ rơi vào các trường hợp như:

- Bằng lái xe Ô tô bị hết hạn hoặc còn hạn sử dụng dưới 3 tháng. Dựa theo quy định của Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam về thời hạn sử dụng giấy phép lái xe tương ứng như sau:Bằng lái xe A1 – A2 – A3: Không có thời hạn.
Bằng lái xe Ô tô hạng B1 (số tự động): người điều khiển phương tiện đến độ tuổi quy định là 60 (nam) và 55 (nữ).
Bằng lái xe Ô tô hạng B2 (mới): 10 năm.
Bằng lái xe Ô tô hạng B2 (cũ): 5 năm.
Bằng lái xe tải hạng C: 5 năm.

- Người có nhu cầu muốn đổi bằng lái xe từ Việt Nam sang quốc tế hoặc ngược lại.

- Đổi bằng lái xe cũ thành mới, từ giấy cũ sang thẻ PET.

3. Thủ tục đổi bằng lái xe ô tô, mô tô tại Huyện Thanh Oai

Bước 1: Người cần đổi GPLX đến trực tiếp địa điểm nêu ở trên, chuẩn bị và nộp hồ sơ gồm:

- Giấy chứng nhận sức khỏe do Bệnh viện đa khoa hoặc Phòng khám đa khoa có đủ điều kiện cấp, thời gian khám sức khỏe trong vòng 6 tháng trở lại (trừ trường hợp đổi giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 hoặc tách giấy phép lái xe).

- Xuất trình Giấy phép lái xe (nếu còn), chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND, CCCD (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

- Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu. (ghi thông tin và ký tại chỗ, không cần xác nhận).
- Hồ sơ thi GPLX gốc (trong trường hợp bị mất bằng làm lại, nếu có thì cầm theo, không bắt buộc)

Bước 2: Sau khi nộp hồ sơ, người đổi bằng được chụp ảnh tại chỗ và thu lại giấy phép lái xe cũ (nếu có) (trừ GPLX do nước ngoài cấp) để cắt góc và giao lại tự bảo quản.

Thời gian đổi GPLX: không quá 05 ngày làm việc (không tính thứ 7, CN). (Theo quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ)

Bước 3: Đúng ngày hẹn, đến xuất trình CMND, giấy hẹn và lấy GPLX mới.

4. Thủ tục đổi bằng lái xe cho người nước ngoài tại Huyện Thanh Oai

Theo Điều 41 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thủ tục đổi bằng lái xe cho người nước ngoài thực hiện như sau:

Bước 1: Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, bao gồm:

- Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe (theo mẫu tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này);

- Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan Công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe;

- Bản sao hộ chiếu (phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam);

- Bản sao giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp hoặc bản sao thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải (nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài).Khi đến nơi, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.

Bước 3: Kiểm tra hồ sơ Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải kiểm tra hồ sơ khi tiếp nhận.Trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định, thông báo trực tiếp/bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Bước 4: Nộp lệ phí

Bước 5: Chờ giải quyết và nhận kết quả. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc đổi giấy phép lái xe.Trường hợp không đổi giấy phép lái xe thì phải trả lời và nêu rõ lý do.



Liên kết: Hồ sơ thủ tục đổi | Lệ phí cấp đổi GPLX | Nộp hồ sơ online | Cơ sở khám sức khỏe lái xe Hà Nội | Quy định về điểm của GPLX | Bằng lái quá hạn 1 ngày cũng phải thi lại lý thuyết